Nhận diện các nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là một căn bệnh mạn tính khá phổ biến hiện nay, bệnh gây đau vùng quanh cổ, nhất là khi vận động. Bệnh không chỉ gặp ở người già, mà ngày nay những người trẻ tuổi ít vận động cũng rất dễ mắc phải. Vậy bệnh thoái hóa đốt sống cổ do những nguyên nhân nào gây ra, có nguy hiểm không, phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ, cụ thể:

Hoạt động, làm việc sai tư thế cũng gây thoái hóa đốt sống cổ
Những người thường có thói quen cúi đầu, gập cổ hay xoay cổ nhiều, thường mang vác nặng như bốc vác, dân văn phòng hay những người buôn bán có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ.

Do bị tai nạn hay chấn thương
Những chấn thương khi bị tai nạn ở vùng cổ làm thay đổi cấu trúc sụn khớp và đĩa đệm cột sống cổ, dẫn tới nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.

Do lão hóa
Đốt sống cổ cũng không nằm ngoài quy luật sinh lão bệnh tử, quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn khi bạn già đi đặc biệt là độ tuổi sau 50 tuổi.

Do di truyền
Những dị tật, hay các bệnh liên quan đến cột sống cổ từ bé do di truyền có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa so với những người bình thường.

Do chế độ ăn uồng và thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt việc không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như calci, magie hay vitamin cũng như thói quen lạm dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích góp phần thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Thói quen gối đầu quá cao hay quá thấp, nằm nguyên một tư thế khi ngủ khiến cổ thường xuyên đau nhức xương khớp, lâu ngày dẫn tới nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.

Các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Ở giai đoạn đầu, hầu như không có triệu chứng rõ ràng nào của bệnh. Đa phần các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ thường cảm thấy đau nhức, khó chịu ở vùng cổ, bất kể lúc hoạt động hay nghỉ ngơi. Một số triệu chứng thường thấy của bệnh như:

Cảm giác đau khi thực hiện các động tác chuyển động cổ, đôi lúc bị vẹo cổ.
Các cơn đau lan nhanh từ vùng cổ lan ra tai, lên đầu, có thể lan rộng xuống bả vai và cả hai cánh tay. Nhiều trường hợp, người bệnh cảm giác tay chân mất hết cảm giác.
Ở một vài người, do thói quen khi ngủ cộng với sự thay đổi của thời tiết làm tê cứng cổ vào sáng hôm sau, kèm theo ho và hắt hơi. Nhiều trường hợp còn đau cả nữa đầu sau, đầu không quay sang trái hay sang phải được, phải xoay kết hợp cả người.
Sự xuất hiện dấu hiệu Lhermitte (còn gọi hiện tượng thợ ghế cắt tóc): người bệnh cảm giác như có một luồng điện đột ngột đi từ cổ xuống xương ống, tay chân rất khó chịu.

Phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ thế nào?

Ngoại trừ mắc bệnh do yếu tố di truyền, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, làm việc phù hợp, cụ thể:

Cân bằng thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh các động tác như cúi đầu, gập người quá lâu ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Ngoài ra cần thường xuyên massage, xoa bóp vùng cổ thường xuyên.
Lựa chọn gối nằm mềm, có độ dày vừa phải. Thường xuyên thay đổi tư thế khi nằm ngủ, đặc biệt không nên nằm sấp dễ bị chứng thoái hóa cổ do cổ bị gập xuống.
Khi làm việc cần chú ý giữ thẳng lưng, vai thăng bằng, nên điều chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt bàn.
Đối với dân văn phòng, thường làm việc nhiều với máy tính , cần thường xuyên đi lại, vận động hay thay đổi tư thế phù hợp, không nên ngồi yên trong thời gian dài.
Không nên thực hiện các động tác vặn, ấn cổ khi nằm sẽ rất nguy hiểm, có thể gây gãy hay trật khớp đốt sống cổ.
Không nên đội, vác các vật nặng lên đầu.
Khi cảm thấy các cơn đau xuất hiện, gây tê liệt tay chân, không nên nắn, vặn mạnh sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh vùng cổ, cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh gì?

Đau vai gáy bên trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bệnh đau thắt lưng có những nguyên nhân đặc trưng nào