Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh gì?

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh gì?
Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng viêm của da. Bệnh hình thành khiến bề mặt da xuất hiện những nốt mẩn đỏ, phù, sưng to và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy nghiêm trọng. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên mất tập trung, khó chịu, bứt rứt và hạn chế một số hạn động sinh hoạt thường ngày.

Những nốt mẩn đỏ do bệnh mề đay gây ra có thể xuất hiện rải rác hoặc xuất hiện trên cùng một bộ phận hay cùng một khu vực của cơ thể. Đôi khi các nốt mẩn ngứa có kích thước nhỏ tụ thành một mảng lớn. Việc chà xát mạnh hoặc dùng tay gãi sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy lan toàn thân.

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh xuất hiện phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở những người trưởng thành và trẻ nhỏ. Đặc biệt phụ nữ sau sinh thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Dựa vào đặc trưng, các triệu chứng điển hình và mức độ nghiêm trọng, bệnh được chia thành hai thể. Bao gồm nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mãn tính.

Nổi mề đay cấp tính
Nổi mề đay cấp tính là thể bệnh có khả năng bùng phát một cách đột ngột. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau một khoảng thời gian ngắn (dưới 6 tuần). Ở thể bệnh này, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể (cánh tay, bụng, mặt, đùi…).

Ngoài những triệu chứng điển hình là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, người bệnh còn khó thở và sốt nhẹ.

Nổi mề đay mãn tính
Nổi mề đay mãn tính khiến vùng da bệnh xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sưng, phù mạch, phù quincke, cảm giác đau bỏng rát và ngứa ngáy trên diện rộng. Bên cạnh đó các triệu chứng của bệnh xảy ra liên tục và kéo dài (trên 6 tháng).


Bệnh nổi mề đay thể mãn tính thường tái phát theo chu kỳ hoặc khi vùng da bệnh chịu sự tác động của một số yếu tố bên ngoài. Chính vì thế, quá trình chữa bệnh ở thể mãn tính gặp nhiều khó khăn hơn so với thể cấp tính.

Nổi mề đay mãn tính khiến vùng da bệnh xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sưng, phù mạch, phù quincke, cảm giác đau bỏng rát và ngứa ngáy trên diện rộng

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa da liễu, hiện tại vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân thật sự khiến bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xuất hiện. Tuy nhiên một vài yếu tố được liệt kê dưới đây có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hình thành và phát triển, gồm:

Thời tiết: Thời tiết nóng bức, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến cơ thể chưa kịp thích ứng. Từ đó dẫn đến bệnh viêm da dị ứng và nổi mề đay.
Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, Penicillin và một số loại tân dược khác có thể khiến người dùng mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có tình trạng dị ứng nổi mề đay.
Di truyền: Những người sinh ra trong gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc người thân bị nổi mề đay, dị ứng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường.
Thực phẩm: Những người có cơ địa dị ứng với các loại hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng… thường bị nổi mề đay mẩn ngứa khi sử dụng các loại thực phẩm này.
Bệnh lý: Bệnh nổi mề đay xuất hiện phổ biến ở người mắc bệnh gan.
Tiếp xúc với dị nguyên: Bệnh có thể hình thành và phát triển khi bạn tiếp xúc với một số dị nguyên như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, chất hóa học, nước bẩn…
Mề đay mãn tính vô căn: Mề đay mãn tính vô căn có nghĩa không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh tái phát nhiều lần trong một thời gian ngắn nhưng sẽ tự biến mất.
Ngoài ra, theo chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xảy ra phổ biến hơn ở nhóm đối tượng sau:

Giới tính: Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xảy ra ở phụ nữ phổ biến hơn so với nam giới. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
Tuổi tác: Thanh thiếu niên và trẻ em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn tuổi.

Mức độ nguy hiểm của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh rất khó để kiểm soát, khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu và mất tập trung. Triệu chứng ngứa da có thể nặng nề hơn vào ban đêm. Từ đó khiến bệnh nhân mắc ngủ, cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra nếu không sớm áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Cụ thể như:

Nhiễm trùng: Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được hoạt động chà xát và gãi ngứa. Điều này khiến vùng da bệnh bị tổn thương và trầy xước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hoại tử khó lành.
Sốc phản vệ: Nổi mề đay mẩn ngứa khiến bệnh nhân mắc chứng phù nề lưỡi gà, phù nề thanh quản dẫn đến khó thở, thở khò khè, sốt cao, tụt huyết áp. Trường hợp nặng có thể gây trụy tim và khiến bệnh nhân tử vong khi không kịp thời xử lý.
Biến chứng khác: Một số biến chứng như phù mạch, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ… xảy ra phổ biến khi bệnh mề đay mẩn ngứa của bạn không được kiểm soát tốt.
Triệu chứng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Đối với bệnh mề đay cấp tính, những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài ngày. Một số trường hợp khác triệu chứng có thể kéo dài đến 6 tuần. Đối với bệnh mề đay mãn tính, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài trên 6 tuần.

Nổi mẩn đỏ, sần sùi: Trên vùng da bệnh xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, nổi sần, phát ban không đều màu, vùng da bệnh sưng to thành từng mảng. Sau đó lan rộng sang những vị trí khác của cơ thể.
Ngứa da: Vùng da phát ban, nổi mẩn ngứa có hiện tượng ngứa ngáy nghiêm trọng. Đồng thời kèm theo cảm giác nóng rát, khó chịu và bứt rứt. Cơn ngứa sẽ trở nên nặng nề hơn khi gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da bệnh. Đồng thời khiến các nốt mẩn đỏ sưng to, đỏ lan rộng, da bị trầy xước và tổn thương.
Các triệu chứng khác: Sưng to ở vùng mí mắt, tai và môi, phù mạch, tiêu chảy và buồn nôn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy bên trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bệnh đau thắt lưng có những nguyên nhân đặc trưng nào