Bệnh gout (gút) là gì? nguyên nhân triệu chứng ra sao?

Bệnh gout (gút) là gì?
Bệnh gout (gút) còn có tên gọi khác là thống phong. Bệnh lý này được xác định là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin diễn ra trong thận. Từ đó khiến thận suy yếu và không thể tiếp tục axit uric từ trong máu.

Axit uric được hình thành trong cơ thể thường vô hại. Sau khi hình thành chúng sẽ đào thải ra khỏi cơ thể bằng nước tiểu và phân. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gout, lượng axit uric tồn tại trong máu sẽ được tích tụ qua thời gian.

Trong trường hợp nồng độ axit uric quá cao, các tinh thể nhỏ của nó sẽ nhanh chóng hình thành. Những tinh thể này di chuyển và tập trung ở các khớp. Từ đó gây ra hiện tượng viêm kèm theo tình trạng sưng và đau đớn nghiêm trọng.

Bệnh gout (gút) đặc trưng bởi các đợt sưng và viêm khớp cấp tái phút. Bệnh lý này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau đớn đột ngột và nghiêm trọng vào giữa đêm kèm theo tình trạng sưng đỏ các khớp khi những đợt viêm cấp xuất hiện.

Tình trạng đau nhức và sưng đỏ do bệnh gút gây ra thường xảy ra tại các khớp ở ngón chân cái. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp khác ở chân. Cụ thể như khớp mắt cá chân, khớp đầu gối, khớp bàn chân.

Bệnh xảy ra không phổ biến ở khớp tay gồm khuỷu tay, cổ tay và bàn tay. Bệnh và các triệu chứng cũng có thể làm ảnh hưởng đến cột sống.


Nguyên nhân gây bệnh gout
Có hai nguyên nhân chính khiến bệnh bệnh gout hình thành và phát triển. Bao gồm nguyên phát (chiếm hầu hết các trường hợp) và thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát
Theo kết quả thống kê có đến 95% những trường hợp mắc bệnh gout là nam giới. Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người có độ tuổi từ 30 – 60 tuổi.
Nhiều trường hợp chưa rõ nguyên nhân cụ thể khiến bệnh phát sinh.
Duy trì chế độ ăn uống chứa nhiều purin. Cụ thể như tôm, cua, các loại nấm, lòng đỏ trứng, thận, gan…Việc xây dựng và duy trì chế độ ăn uống nhiều purin được xác định là yếu tố làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Duy trì thói quen sinh hoạt không phù hợp như uống ít nước, lười vận động, sử dụng quá nhiều rượu bia làm tăng lactate máu và khiến chức năng của thận bị suy giảm.
Những người bị chấn thương, mắc phải một hoặc nhiều bệnh cấp tính, chức năng thận suy giảm, những người mới làm phẫu thuật có sức khỏe suy yếu.

Nguyên nhân thứ phát
Bệnh hình thành do nguyên nhân di truyền (những rối loạn về gen): Hiếm gặp
Do quá trình đào thải acid uric suy giảm hay tăng sản xuất acid uric hoặc cả hai: Mắc bệnh suy thận hoặc những bệnh lý có khả năng làm suy giảm chức năng thanh lọc acid uric của cầu thận, sử dụng thuốc lợi tiểu (thiazid, acetazolamid, furosemid…), bệnh bạch cầu cấp hoặc một số bệnh về máu khác, dùng thuốc kháng lao (pyrazinamid, ethambutol…), điều trị các bệnh ác tính với những loại thuốc ức chế tế bào.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng lao dài ngày là nguyên nhân gây bệnh gout
Đối tượng nguy cơ bệnh gout
Theo kết quả thống kê, có khoảng 1/200 người trưởng thành mắc bệnh gout. Bệnh có thể phát sinh và tiến triển ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh và nam giới có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn. Bệnh ít khi xuất hiện ở trẻ em và người trẻ.

Những yếu tố nguy cơ có thể tác động đến sự hình thành và phát triển của bệnh gồm:

Thừa cân béo phì
Chế độ ăn uống nhiều hải sản và chất đạm
Sử dụng nhiều rượu bia trong thời gian dài
Giới tính và tuổi tác: Bệnh xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi và ở nam giới
Tiền sử gia đình mắc bệnh gout
Tăng huyết áp
Tăng cân quá mức
Mới phẫu thuật hoặc mới bị chấn thương
Chức năng của thận bị suy giảm hoặc bất thường
Nguyên nhân khiến hàm lượng axit uric tích tụ trong cơ thể có thể phát sinh từ việc bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc. Cụ thể như thuốc lợi tiểu, Aspirin, những loại thuốc có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine, thuốc hóa trị liệu.
Cơ thể bị mất nước
Những người có tiền sử hoặc đang bị suy giảm chức năng thận, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim, bệnh truyền nhiễm, tắc nghẽn mạch máu, tăng huyết áp.
Triệu chứng của bệnh gout
Các triệu chứng khó chịu của bệnh gout thường xuất hiện một cách đột ngột và xuất hiện vào ban đêm. Đối với một số trường hợp, bệnh gout không xuất hiện đồng thời với những dấu hiệu ban đầu. Những triệu chứng của bệnh lý này thường xảy ra khi bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gout mãn tính hoặc cấp tính.

Dưới đây là danh sách các triệu chứng điển hình của bệnh, gồm:

Khớp có dấu hiệu sưng đỏ
Cơn đau phát sinh ở các khớp một cách đột ngột, nghiêm trọng, dữ dội kèm theo tình trạng sưng tấy
Khi sử dụng tay đụng vào hoặc vô tình va chạm, cơn đau ở khớp sẽ nặng nề hơn
Vùng da xung quanh khớp ấm lên.
Hầu hết các dấu hiệu lâm sàng của bệnh gout thường xảy ra và kéo dài khoảng vài giờ trong 1- 2 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng, cơn đau có thể phát sinh và kéo dài dai dẳng trong vòng vài tuần.

Trong trường hợp bệnh nhân không kiên trì sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gout, những triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn.

U cục tophi: Sự tích tụ tinh thể dưới da là đặc trưng của bệnh gout. Thông thường những khối này sẽ hình thành và phát triển xung quanh ngón chân, ngón tay, đầu gối và tai. Trong trường hợp không sớm chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp kích thước của u tophi sẽ ngày càng gia tăng.
Tổn thương khớp: Trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị bệnh gout, các khớp chịu ảnh hưởng có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này xảy ra lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ hình thành tổn thương xương và gây hại cho những khớp khác.
Sỏi thận: Trong trường hợp bệnh nhân không áp dụng các biện pháp điều trị bệnh gout đúng cách, những tinh thể acid uric không chỉ gia tăng số lượng, tích tụ ở quanh khớp mà còn di chuyển đến thận và tích tụ tại cơ quan này. Từ đó gây bệnh sỏi thận.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh gì?

Đau vai gáy bên trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bệnh đau lưng dưới gần mông có những biểu hiện nào phổ biến