Bệnh phong thấp là gì, nguy hiểm không?

Bệnh phong thấp là gì, nguy hiểm không?
Bệnh phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp là chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp, gây tổn thương đến nhiều cơ quan. Đặc biệt là hệ các khớp xương gây ra hiện tượng thoái hóa, tổn thương phần sụn tại các đầu xương.

Phong tê thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, hệ thần kinh và khiến các cơ khớp luôn ở tình trạng tấy đỏ, đau nhức… Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết, duy trì thói quen xấu hoặc khi xảy ra va chạm, tai nạn.

Bệnh phong thấp được coi là một trong những bệnh xương khớp nhóm nguy hiểm bởi bệnh có thể mang theo nhiều biến chứng khôn lường. Ban đầu bệnh có thể chỉ gây nhức mỏi chân tay, thoái hóa khớp gối dẫn tới tình trạng đau nhức, tê buốt thời gian dài có nguy cơ dẫn tới bại liệt, teo cơ, tàn phế suốt đời.


Triệu chứng bệnh phong thấp
Phong tê thấp cũng như nhiều bệnh lý khác thể hiện rất rõ ràng. Một số dấu hiệu bệnh phong tê thấp điển hình như sau:

Triệu chứng cơ bản nhất có thể nhận ra bệnh phong thấp là triệu chứng sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ ở các khớp xương. Cơn đau âm ỉ kéo dài kèm theo cảm giác tê bì. Vị trí thường gặp nhất đó là khớp xương ở bàn tay, bàn chân, khớp đầu gối.
Các khớp co cứng dẫn tới khó cử động.
Khi bị bệnh phong thấp sẽ xuất hiện tình trạng đau buốt tại các khớp đặc biệt là khi đứng hay ngồi lâu hoặc khi vừa thức dậy.
Bệnh nhân cảm thấy rõ sự mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, ăn không ngon miệng.
Các khớp kêu răng rắc, lục khục khi người bệnh đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài.
Sau một thời gian sưng tấy và đau buốt, các khớp xương sẽ xuất hiện thêm tình trạng biến dạng có thể dễ dàng nhận ra.
Các cơ bắp xung quanh vùng khớp xương bị đau sẽ dần suy yếu.
Nguyên nhân bệnh phong thấp
Hiện tại, vẫn chưa có nhiều phương pháp để xác định chính xác nguyên nhân của chứng bệnh phong thấp. Nhưng ngành y học cũng đã có nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy những yếu tố di truyền, viêm nhiễm, miễn dịch và môi trường sống đều là nguyên do chính gây bệnh.

Nguyên nhân do di truyền: Theo các báo cáo y học, yếu tố di truyền chiếm đến hơn 50% các trường hợp. Các gen không tốt có liên quan tới sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp gồm PTPN22, HLA-DR, PADI4.
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp do truyền nhiễm: Do bệnh nhân nhiễm một số loại vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm như vi rút cúm, vi rút Epstein-Barr, M. Tuberculosis và Parvovirus B19.
Nguyên nhân do yếu tố nội tiết: Một số nghiên cứu chỉ chính xác rằng sự mất cân bằng của progesterone và estrogen là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh phong tê thấp.
Một số yếu tố xảy ra trong đời sống: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh phong thấp cũng có thể do mắc các bệnh xương khớp, do chấn thương, tai nạn, lạnh, hút thuốc lá hoặc tinh thần bị kích thích quá độ…

Cách phòng tránh bệnh phong tê thấp
Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp chúng ta phòng tránh và chữa bệnh tốt hơn. Hãy chú ý thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa phong tê thấp hiệu quả:

Chế độ ăn hợp lý, khoa học, tuyệt đối tránh các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, tăng khẩu phần rau xanh, trái cây hàng ngày, bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao giúp xương luôn khỏe mạnh.
Để tránh bệnh phong thấp cần luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Vận động là cách làm tăng sự dẻo dai của xương khớp, hạn chế quá trình lão hóa. Đối tượng dân văn phòng, thợ kỹ thuật, lái xe… là nhóm đối tượng thường xuyên mắc bệnh.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi trời trở gió, lạnh.
Muốn tránh bị bệnh phong thấp cần hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích, phá hủy cấu trúc tế bào, gây tình trạng hẹp mao mạch và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Tránh khuân, vác đồ vật nặng, cồng kềnh để tránh việc làm tổn thương các khớp xương. Mang vác, sinh hoạt đúng tư thế.
Khám sức khỏe 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các căn bệnh có thể xảy đến.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh gì?

Đau vai gáy bên trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bệnh đau lưng dưới gần mông có những biểu hiện nào phổ biến