Đau dạ dày là gì, các vị trí đau phổ biến nhất

Đau dạ dày là gì, các vị trí đau phổ biến nhất
Bệnh đau dạ dày là tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày chủ yếu do các vết viêm loét gây nên. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Một số vị trí đau dạ dày phổ biến là: Niêm mạc, hang vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, tá tràng. Ngoài ra, có thể dựa vào vị trí đau trên bụng để chẩn đoán xem bạn đang gặp phải vấn đề gì:

Nếu cảm thấy đau ở vùng bùng trên rốn, đây có thể là triệu chứng của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…
Đau ở phần giữa bụng thì khó chẩn đoán vì hơn vì nơi này tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa. Cũng tùy vào bệnh lý mà cơn đau có thể lan sang các vùng xung quanh. Một số bệnh gây ra tình trạng đau bụng giữa bao gồm: viêm hang vị, loét dạ dày, sỏi thận, chớm viêm ruột thừa, viêm ruột,… 
Đau ở phía 2 bên thì có thể bạn đã bị loét dạ dày, táo bón, sỏi thận, viêm ruột,…
Đau dạ dày được phân loại thành 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính:

Đau dạ dày cấp tính: Tình trạng đau xảy ra đột ngột do nhiễm virus, vi khuẩn, bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc stress nặng. 
Đau dạ dày mãn tính: Là hệ quả khi gặp phải một số bệnh lý mãn tính hoặc do điều trị trường hợp cấp tính không dứt điểm


Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp

Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Phần lớn người bệnh bị đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) xâm nhập vào dạ dày và phần ít do các loại nấm khác.
Căng thẳng, áp lực công việc, stress: Căng thẳng kéo dài khiến dạ dày bị chịu áp lực phải co bóp nhiều dẫn đến đau thắt.
Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: Uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc quá đói… 
Ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh, thuốc Tây: Lạm dụng thuốc Tây, kháng sinh trong thời gian dài khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây đau.
vi khuẩn hp - nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng dạ dày bị viêm đau
Với những nguyên nhân trên thì ai cũng có nguy cơ bị đau dạ dày. Tuy nhiên, có một số đối tượng dễ mắc phải tình trạng này hơn cả:

Đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ em hay bị đau dạ dày do hệ tiêu hóa non yếu hơn người trưởng thành. Nếu bố mẹ không chú ý đảm bảo chế độ ăn uống và giờ giấc sinh hoạt hàng ngày cho con, để con ăn uống không hợp vệ sinh, ăn ngủ thất thường, hoặc vừa ăn xong lại chạy nhảy, học bài luôn mà không có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động gặp vấn đề.

Phụ nữ đau dạ dày khi mang thai

Trong quá trình mang bầu, khi thai nhi phát triển càng lớn sẽ chèn ép lên dạ dày gây khó tiêu, dẫn đến tình trạng đau và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu thường có thèm ăn đồ chua hoặc đồ cay, đây là những thực phẩm dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều và ốm nghén cũng khiến phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai.

Dân văn phòng bị đau dạ dày

Do tính chất công việc mà nhiều người thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng bữa, thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc hay gặp stress, căng thẳng. Tất cả những vấn đề trên đều khiến cho dân văn phòng dễ bị đau dạ dày.

Triệu chứng đau dạ dày điển hình
Người bệnh có thể gặp 1 hoặc nhiều triệu chứng cùng một lúc. Trong đó biểu hiện rõ ràng nhất đó là đau vùng thượng vị, cơn đau có thể xảy ra bất chợt hoặc dồn dập, kéo dài. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác, bao gồm:

Đầy bụng, khó tiêu: Người bệnh có cảm giác đầy hơi, bụng chướng khó chịu, ngay cả khi đói và sau khi ăn đã lâu.
Ợ hơi, ợ chua: Thức ăn không được tiêu hóa hết gây hiện tượng trào ngược thực quản, người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua rất khó chịu.
Nôn, buồn nôn: Người bệnh thậm chí còn có thể nôn ra máu, hiện tượng này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong.
Bên cạnh những triệu chứng điển hình khi bị đau dạ dày, nhiều người còn gặp phải tình trạng khó thở, tiêu chảy, đau từng cơn, nôn ra máu hay có người còn đau dạ dày trong đêm.

Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng đây là một căn bệnh đơn giản không gây nguy hiểm, tuy nhiên đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Đau dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách lâu ngày sẽ biến chuyển thành các bệnh lý viêm, loét dạ dày, thậm chí dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày và ung thư dạ dày với tỷ lệ điều trị thành công rất thấp.

Hẹp môn vị: Ăn vào dễ nôn, lắc bụng nghe tiếng óc ách.
Chảy máu dạ dày: Nếu chảy máu nhiều thì nôn ra máu tươi hoặc đen, tiêu ra máu, phân đen, người bệnh hoa mắt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, huyết áp hạ.
Thủng dạ dày: Do ổ loét ăn sâu tới ngoài, vỡ lan ra, khiến cho thức ăn, dịch dạ dày và không khí tràn ngập ổ bụng gây viêm phúc mạc.
Ung thư dạ dày: Bệnh nhân đau nhiều, sút cân nhanh, mất biểu thị đau theo chu kỳ ấy.
Dù có những trường hợp đau dạ dày nhưng không gặp vấn đề gì nghiêm trọng thì tình trạng này vẫn gây ra một số hệ lụy làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh như: Ảnh hưởng đến cả tứ khoái của con người (ăn – ngủ – nghỉ – tình dục), ảnh hưởng đến công việc,…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh gì?

Đau vai gáy bên trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bệnh đau thắt lưng có những nguyên nhân đặc trưng nào